Những dấu hiệu mũi không hợp sụn, Kiến thức KH Việt Kiều cần biết

Sau phẫu thuật nâng mũi thì phần mũi của bạn sẽ sưng trong những ngày đầu. Chính điều đó khiến cho nhiều người nhầm lẫn giữa triệu chứng thông thường và dấu hiệu mũi không hợp sụn. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ tình trạng không hợp sụn để mọi người khi gặp phải sẽ có hướng xử lý kịp thời.

I- Như thế nào là nâng mũi không hợp sụn?

Chị Camellia Nguyễn (32 tuổi – Việt kiều Đức) gửi đến Kangnam thắc mắc như sau: “Chào bác sĩ, tôi có ý định nâng mũi và có tìm hiểu về các phương pháp phổ biến hiện nay. Qua tìm hiểu trên các diễn đàn, mọi người thường nhắc nhiều đến vấn để không hợp sụn khi nâng mũi. Mong bác sĩ chia sẻ rõ hơn nâng mũi không hợp sụn là như thế nào”.

Với thắc mắc trên, bác sĩ PTTM Dr. Harvey Nguyễn (Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam) đưa ra giải đáp, nâng mũi không hợp sụn sẽ xảy ra khi cơ thể phản ứng đối với chất liệu được cấy ghép. Hầu hết các loại sụn nhân tạo sử dụng hiện nay đều không gây kích ứng. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp dị ứng sụn kéo dài dẫn đến phản ứng đào thải gây ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Thậm chí còn xảy ra tình trạng hoại tử mũi rất khó điều trị.

Chất liệu sụn không tương thích sẽ gây ra tình trạng dị ứng

Chất liệu sụn không tương thích sẽ gây ra tình trạng dị ứng

II- Những dấu hiệu mũi không hợp sụn

Những dấu hiệu mũi không hợp sụn chỉ xuất hiện rõ ràng nhất sau khi nâng mũi 10 ngày với những triệu chứng sau:

1/ Mũi sưng trong thời gian dài

Sau khi nâng mũi, sụn cần có thời gian để thích nghi với cơ thể nên bị sưng là dấu hiệu bình thường. Tình trạng hơi sưng nhẹ sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên, trường hợp mũi đã nâng 1 tháng nhưng vẫn sưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà to hơn. Chắc chắn bạn đã bị dị ứng với chất liệu dùng để nâng mũi.

Ngoài sưng, chạm vào mũi bạn còn cảm giác có dịch, nước bên trong và dáng mũi không gom như bình thường. Nhiều người còn bị đỏ toàn bộ phần mũi.

2/ Cảm thấy đau nhức, nhiễm trùng

Dấu hiệu cảnh báo không hợp sụn tiếp theo là nhiễm trùng, mũi lúc này cảm thấy căng tức, đau nhức và mưng mủ kéo dài. Nó khiến cho người bị ngứa ngáy, khó chịu ở đầu mũi. Nếu gặp tính trạng này thì tình trạng của bạn đã trở lên nghiêm trọng và cần tìm đến bác sĩ xử lý lập tức. Trường hợp không điều trị sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và thẩm mỹ gương mặt.

3/ Mũi lệch hoặc vẹo

Thực hiện nâng mũi bởi bác sĩ không có chuyên môn và kinh nghiệm dẫn đến đặt không đúng kỹ thuật hoặc chất lượng sụn kém sẽ khiến sụn mũi lỏng lẻo, lệch hoặc vẹo. Về lâu dài tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm thủng da đầu mũi. Vì vậy không được chủ quan mà thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời

4/ Da đầu mũi thủng

Da đầu mũi vốn đã mỏng nên khi sử dụng chất liệu sụn cứng, chất lượng kém sẽ khiến đầu mũi bị mài mòn, thậm chí thủng đầu mũi. Đâu hiệu này dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường và cũng thể hiện rõ tình trạng vô cùng nghiêm trọng có thể lòi sụn mũi ra ngoài.

5/ Chảy dịch mũi có mùi hôi

Da tụ máu, bầm tím, chảy dịch mủ vàng là dấu hiệu phổ biến cho thấy mũi không hợp sụn. Người bị sẽ có các phản ứng đi kèm khác như sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng do phản ứng đào thải dị vật. Trường hợp dịch vàng chảy ra có mùi hôi chứng tỏ rằng mũi đã bị tấn công bởi vi khuẩn gây viêm nhiễm nặng.

Dấu hiệu dễ nhận thấy là tình trạng sưng đau kéo dài

Dấu hiệu dễ nhận thấy là tình trạng sưng đau kéo dài

III- Tại sao xảy ra dấu hiệu mũi không hợp sụn?

Khi nâng mũi có người gặp phản ứng không hợp sụn nhưng có người vẫn bình thường không có bất cứ dấu hiệu nào. Tình trạng dị ứng có thể do những yếu tố sau đây:

1/ Cơ địa nhạy cảm

Sử dụng loại sụn và kỹ thuật thực hiện như nhau nhưng có người nhận được kết quả đúng kỳ vọng nhưng có người phải tháo sụn do dị ứng. Hầu hết lý do nằm ở cơ địa của mỗi người. Với ai có cơ địa lành thì rủi ro gặp phải ít hơn so với người có cơ địa nhạy cảm.

Thế nên, trước khi phẫu thuật cần phải tìm đến bác sĩ thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán đúng mức độ phản ứng của cơ thể với chất liệu sụn nâng mũi. Chỉ khi kết quả khả quan, bác sĩ mới thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ cho kết quả xét nghiệm tốt nhưng khi cấy ghép sụn vẫn bị dị ứng.

Nhìn nhận một cách khách quan thì yếu tố cơ địa bẩm sinh sẽ khó mà lường trước được có phản ứng hay không. Do đó, ngay cả những chuyên gia hàng đầu cũng khó khẳng định chắc chắn.

2/ Sụn sử dụng chất lượng kém

Lựa chọn chất liệu sụn nâng mũi vô cùng quan trọng, quyết định 60% kết quả sau nâng mũi như thế nào. Một điều có thể chắc chắn là sụn chất lượng tốt thì giá thành cao hơn nhiều. Tuy nhiên, muốn mũi không nhanh hỏng, giảm nguy cơ đào thải thì không nên ham rẻ mà sử dụng sụn kém chất lượng.

Trên thị trường, Người ta sắp xếp sụn theo độ tương thích từ thấp đến cao như sau: sụn silicon, sụn surgiform, sụn softxil…

– Sụn silicon: loại này có độ dẻo, tự nhiên giúp định hình dáng mũi tốt. Thế nhưng độ gắn kết với sống mũi không cao chỉ giữ được lâu nhất là 10 năm.

– Sụn Surgiform: độ tương thích của loại này cao hơn lại chắc chắn và thời hạn duy trì cũng lâu hơn.

– Sụn Softxil: loại sụn được đánh giá cao nhất trong 3 loại có thể sử dụng cho cả những người có cơ địa nhạy cảm với độ bền khoảng 35 năm.

Sụn sinh học được nhiều cơ sở thẩm mỹ ưa chuộng bởi độ tương thích cao

Sụn sinh học được nhiều cơ sở thẩm mỹ ưa chuộng bởi độ tương thích cao

3/ Kỹ thuật nâng không chuẩn xác

Kỹ thuật nâng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến form dáng, độ tương thích của cơ thể. Với những bác sĩ không trải qua quá trình đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm nên dễ làm tổn thương phần mô trong suốt quá trình nâng mũi. Điều này cũng làm tăng nguy cơ dị ứng sụn.

Vì vậy, trước khi quyết định nâng mũi cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn bác sĩ chuyên môn cao đã có nhiều năm kinh nghiệm để giảm thiểu rủi ro.

4/ Không tỉ mỉ khi chăm sóc hậu phẫu

Quá trình chăm sóc tại nhà sau nâng mũi cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả. Việc chăm sóc không đúng cách sẽ làm mũi bị viêm nhiễm, vết thương lâu lành hoặc bị hoại tử. Thế nên không được coi nhẹ mà tuân thủ đầy đủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để có được kết quả như ý.

Chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật sẽ mang đến dáng mũi như ý

Chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật sẽ mang đến dáng mũi như ý

IV- Cách khắc phục tình trạng mũi không hợp sụn

Theo bác sĩ PTTM Dr. Harvey Nguyễn (Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi – Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam) cho biết, khi phát hiện những dấu hiệu nâng mũi không hợp sụn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Thông thường bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tiểu phẫu để rút chất liệu sụn mũi. Trong trường hợp bị dị ứng nhẹ hay không hợp sụn nhân tạo thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh điều trị. Đồng thời thay thế bằng sụn tự thân để cải thiện dáng mũi tự nhiên.

Đối với những ca kích ứng nặng hơn đã kéo dài một thời gian thì phải lập tức khắc phục biến chứng nhằm tránh những tác động nặng nề đến sức khỏe. Phải triệt để điều trị tình trạng viêm nhiễm trước khi bắt đầu đặt sụn mới.

V- Khi nào cần phải tháo sụn mũi?

Không phải ca nâng mũi nào cũng thành công đúng mong đợi, một số trường hợp bác sĩ sẽ phải chỉ định tháo sụn như:

– Kết quả không đảm bảo tính thẩm mỹ, mũi cao quá hoặc dài quá không tự nhiên và không hài hòa với gương mặt.

– Mũi sau khi ổn định bị méo hoặc lệch.

– Cơ thể dị ứng với sụn gây ra tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm, biến dạng.

– Phần da đầu mũi quá mỏng không thích hợp nâng mũi có nguy cơ thủng đầu mũi.

– Mũi có dấu hiệu bị nhiễm trùng, sưng đỏ trong thời gian dài.

Ở mũi có tình trạng viêm nhiễm cần phải thực hiện tháo sụn

Ở mũi có tình trạng viêm nhiễm cần phải thực hiện tháo sụn

VI- Làm thế nào để phòng tránh dị ứng sau nâng mũi?

Khi đã có dấu hiệu mũi gặp vấn đề mới tìm phương án xử lý sẽ rất phức tạp và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy tìm ra cách giảm thiểu rủi ro ngay từ đầu là cách tốt nhất. Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng mũi không hợp sụn bằng cách:

1/ Nâng mũi tại những cơ sở uy tín

Hiện nay, nhu cầu nâng mũi ngày càng cao nên trên thị trường xuất hiện nhiều trung tâm thẩm mỹ kém chất lượng, không được cấp phép bởi bộ Y tế. Tại những cơ sở này, người thực hiện không có bằng cấp chuyên môn nhưng vẫn ngang nhiên thực hiện phẫu thuật. Khi thực hiện nâng mũi tại đây, tỷ lệ bị biến chứng cao hơn nhiều.

Do đó, phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn sử dụng dịch vụ tại những bệnh viện thẩm mỹ lớn được cấp phép hoạt động rõ ràng để đảm bảo không gặp rủi ro cũng như hạn chế tình trạng mũi không hợp sụn. Hơn nữa, sau khi phẫu thuật nếu gặp bất kể vấn đề nào bạn cũng sẽ được bảo hành hoặc được can thiệp nhanh nhất bởi bác sĩ chuyên môn. Đặc biệt, sụn sử dụng nâng mũi tại thẩm mỹ có uy tín là loại có nguồn gốc rõ ràng đã trải qua nhiều cuộc kiểm định nghiêm ngặt.

2/ Bác sĩ thực hiện có chuyên môn và kinh nghiệm

Khi nâng mũi ngoài quan tâm về tính an toàn, nhiều người còn rất mong muốn có một chiếc mũi tự nhiên, phù hợp với khuôn mặt. Do đó, những bác sĩ có chuyên môn đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật sẽ biết cách xử lý để tạo ra dáng mũi hài hòa. Nếu gặp vấn đề phát sinh thì bác sĩ dày dạn kinh nghiệm cũng sẽ đưa ra hướng giải quyết an toàn hơn.

Tại Kangnam hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm

Tại Kangnam hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm

3/ Chăm sóc hậu phẫu kỹ lưỡng

Cần lắng nghe thật kỹ lời dặn dò từ bác sĩ về cách chăm sóc tại nhà bởi yếu tố này quyết định 40% kết quả cuối cùng. Tuân thủ chỉ dẫn chườm lạnh trong những ngày đầu để giảm sưng. Đặc biệt, chườm lạnh phải bọc đá trong túi chườm hoặc khăn sạch đã khử trùng.

Hãy vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và thay băng gạc thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để vết thương nhanh lành. Đừng quên tái khám theo lịch đã hẹn với bác sĩ để kiểm tra tiến trình hồi phục.

4/ Sử dụng chất liệu sụn thích hợp

Trên thị trường có nhiều loại sụn khác nhau nên người ngoài ngành không thể biết đâu là sụn tương thích với cơ địa mình. Vì thế các bác sĩ sẽ giới thiệu, giải thích về các loại sụn và đưa ra ưu – nhược điểm từng loại. Bạn nên ưu tiên chọn những loại có độ tương thích cao, thời hạn sử dụng dài lâu nhất.

Nếu cơ địa của bạn quá nhạy cảm, dễ bị dị ứng với nhiều thứ thì nên thông báo bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng. Bạn có thể lựa chọn nâng sụn tự thân lấy từ cơ thể để hạn chế nguy cơ đào thải.

VII- Nâng mũi ở đâu để không bị dị ứng sụn?

Nâng mũi tại địa chỉ nào để không xảy ra dị ứng sụn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín thì Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam là lựa chọn hoàn hảo.

Sau 10 năm thành lập và phát triển, Kangnam là địa chỉ nâng mũi an toàn được hàng ngàn khách hàng cả trong và ngoài nước lựa chọn. Có được sự tin tưởng tuyệt đối đó là bởi bệnh viện đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau:

– Được cấp phép thực hiện các dịch vụ nâng mũi cùng nhiều dịch vụ thẩm mỹ khác của bộ Y tế.

– Cơ sở vật chất đảm bảo quy chuẩn phẫu thuật với trang thiết bị hiện đại cập nhật những công nghệ tiên tiến của thế giới.

– Đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản có trên 15 năm kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ. Hầu hết các bác sĩ đều là thành viên của hiệp hội/ tổ chức thẩm mỹ tại châu Á nên thường xuyên cập nhật xu thế thẩm mỹ của thế giới.

– Dành nhiều đặc quyền dành cho kiều bào có nhu cầu về nước thẩm mỹ. Tại Kangnam, khách hàng quyết định làm dịch vụ sẽ được tư vấn trực tuyến 1:1 cùng bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó còn có quyền chọn lựa bác sĩ trưởng khoa/ phó khoa thực hiện phẫu thuật. Đặc biệt là chế độ chăm sóc hậu phẫu đặc biệt được nghỉ dưỡng tại phòng nghỉ 5 sao.

Đến nay, vẫn có nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa triệu chứng thông thường sau phẫu thuật với dấu hiệu mũi không hợp sụn. Do đó, khi cảm nhận được những bất thường nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng về sau.